Phân biệt LIFO và FIFO là gì dễ hiểu nhất
Hiện nay có nhiều phương pháp quản lý hàng hóa trong kho tuy nhiên 2 phương thức LIFO và FIFO đã và đang được ứng dụng nhiều nhất. Vậy chúng có gì những ưu điểm gì? Và phương thức nào sử dụng tối ưu hơn, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.
Quản lý kho
LIFO là gì?
Là phương pháp quản lý hàng hóa trong kho đầu tiên mà
chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết này. LIFO là thứ tự chữ cái viết tắt của
4 từ sau đây: L – Last, I – In, F – First, O – Out. Khi đọc nối lại chúng có
nghĩa là nhập sau xuất trước, hay vào sau ra trước. Để thực tiễn hơn, sản phẩm nào được nhập vào hệ thống kho
cuối cùng, sẽ là sản phẩm được lấy ra đầu tiên.
Mỗi phương thức xuất
nhập đều có tính phù hợp với những sản phẩm, những nhóm hàng chuyên biệt. Đối với
LIFO ngành hàng phù hợp nhất để sử dụng phương thức này là:
>>>
Tìm hiểu thêm: LIFO là gì
●
Các hàng hóa cùng loại như: Nguyên
vật liệu xây dựng.
●
Sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu
năm như: Rượu, đường, muối, đồ hộp, gạo, mật ong, v.v.
●
Các nhóm đồ phụ tùng, linh kiện,
thiết bị công nghệ, điện tử, .v.v
Quản lý kho
FIFO là gì?
Là từ khóa được sắp xếp
theo thứ tự F – First, I – In, F- First, O – Out. Có ý nghĩa là nhập trước xuất
trước. Sản phẩm nào được mua, được sản xuất trước sẽ là sản phẩm được đưa đi đầu
tiên. Đây là cách quản lý kho được
nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất, bởi nó thể hiện được tính thứ tự ưu tiên.
Để quản lý kho theo phương pháp FIFO một cách chính xác đòi
hỏi người thực hiện khâu tiếp nhận hàng hóa phải có những thông tin phân loại
như mã hàng hóa, ký hiệu số tầng - vị trí nơi lưu giữ và ngày nhập kho.
>>>
Tìm hiểu thêm: FIFO là gì
Phương thức quản lý kho FIFO sẽ phù hợp với một số
kho hàng chứa các sản phẩm như:
●
Hàng hóa có hạn sử dụng thấp và dễ
hư hỏng như: thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm – phụ liệu, v.v.
●
Sản phẩm theo xu hướng, theo mùa:
thời trang, đồ công nghệ, v.v.
So sánh ưu và
nhược điểm của LIFO và FIFO
Ưu điểm LIFO
●
Phương thức quản lý kho này sẽ có lợi khi diện
tích kho của bạn quá không đủ rộng để có thể xoay lô.
●
Cho phép doanh nghiệp điều chỉnh
giá sản phẩm cho thích hợp với chi phí sản xuất mới nhất, vì vậy bạn sẽ giảm đi
rủi ro phải chịu lỗ.
Nhược điểm
LIFO
●
Định giá hàng tồn có thể không
chính xác hoặc không tương xứng với giá trị thực của sản phẩm khi sản phẩm tồn
kho đã bị cũ. Xét về chất lượng của những mặt hàng này có thể bị giảm đi.
●
Chỉ thích hợp để ứng dụng trong
các kho hàng có sản phẩm đồng nhất và không có định mức hạn dùng như sắt thép,
vật liệu xây dựng.
Ưu điểm FIFO:
●
Giúp doanh nghiệp kiểm soát được
thời gian nhập của từng mặt hàng, từ đó tạo ra chiến lược kinh doanh thúc đẩy
hàng tồn kho cũ, làm giảm rủi ro phải chịu cho các sản phẩm bị hết hạn sử dụng.
●
Giúp doanh nghiệp giảm được chi
phí tồn kho nhờ kỳ tồn kho bị thu ngắn, vì vậy mà lượng tiền mặt của doanh nghiệp
tăng lên.
●
Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho
người sử dụng vì hàng không nằm trong kho quá lâu.
●
Tính được giá trị hàng hóa còn tồn
để đưa ra chính sách xử lý kịp thời như: giảm giá bán cận date, mua 2 tặng 1,
v.v.
●
Việc áp dụng phương thức FIFO vào quản lý kho sẽ giúp tránh được trường hợp làm
giảm giá bán của sản phẩm vì hàng hóa được luân chuyển liên tục, do đó không có
sản phẩm bị cũ hay lỗi thời nào trong kho.
Nhược điểm
FIFO
●
Cập nhật tồn kho thường xuyên với
số lượng lớn, gây mất nhiều thời gian và khó khăn cho công đoạn kiểm kê.
●
Để vận hành theo phương thức FIFO cần phải có khả năng
phân bổ và sắp xếp hàng hóa hợp lý, phù hợp với mô hình. Bên cạnh đó là nhà kho
cần có diện tích lớn và sự hỗ trợ của các thiết bị như xe thang di động, xe
nâng, và kệ chứa hàng hóa để có thể
di chuyển xuất nhập hàng nhanh chóng hiệu quả chính xác.
LIFO và FIFO là 2 phương pháp quản lý hàng hóa căn bản nhưng hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về 2 thuật ngữ trên trong quản trị kho hàng.
Nhận xét
Đăng nhận xét